10 sự thật về bệnh Parvo ở chó

Bệnh Parvo ở chó Thank Pet

Bệnh Parvo ở chó rất phổ biến và gây biến chứng nguy hiểm với tỉ lệ tử vong là 91%. Hôm nay Thank Pet sẽ nói chi tiết về bệnh Parvo này hoạt động như thế nào. Hay cách xử lý khi phát hiện chó của bạn mắc bệnh Parvo như thế nào. Tôi tin rằng bạn sẽ có những kiến thức về bênh Parvo để nuôi cún nhà mình khoẻ mạnh.

Bệnh Parvo ở chó là gì?

Bệnh Parvo ở chó hay còn có tên gọi khoa học là Canine parvovirus, PVC2 là bệnh viêm ruột dạ dày, một bệnh truyền nhiễm, chủ yếu gây bệnh trên chó, mèo. Nó rất dễ lây lan từ động vật mắc bệnh qua động vật khỏe mạnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Bệnh có thể lây truyền qua động vật có vú khác như mèo, cáo, sói, chồn. Theo điều tra thì tỷ lệ tử vong của bệnh có thể lên tới 91% những trường hợp không được điều trị kịp thời.

Bệnh Parvo ở chó Thank Pet

Về mặt y học thì bệnh Parvo ở chó là do một virus DNA sợi đơn thuộc họ Parvoviridae có đường kính từ 20-26 nm có đối xứng hình tứ diện, bộ gen của nó chứa khoảng 5000 nucleotide. Virus này phát triển nhanh chóng thành các biến chủng mới nhờ vật chủ và khả năng liên kết với thụ thể có tốc độ tiến hóa cao, virus cũng có quá trình lây nhiễm chéo loài nhất là lây nhiễm qua động vật có vú như mèo, sói, cáo…

Bệnh Parvo ở chó có nguy hiểm không?

Parvo là một bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ chết lên tới 91% và là một bệnh rất nguy hiểm hay gặp phải ở chó con dưới một tuổi, chó trưởng thành cũng sẽ mắc nhưng tỷ lệ ít hơn chứ không phải không mắc nhé.

Bệnh Parvo ở chó thường nguy hiểm nhất nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời. Chó có biểu hiện mắc bệnh sau 3-10 ngày kể từ khi mắc bệnh và có thể tử vong trong vòng vài giờ khi các triệu chứng dần chuyển biến nặng. Khi phát hiện chó có những biểu hiện của bệnh bạn cần có phương pháp xử lý kịp thời và đưa đến cơ sở thú ý gần nhất để thực hiện nội chú.

Virus gây bệnh Parvo ở chó thể PVC2 được phát hiện sớm nhất ở Châu Âu vào năm 1976. Cho đến thời điểm hiện nay vẫn được liệt kê vào danh sách những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hay gặp ở chó và là loại bệnh mà cả người nuôi chó và bác sĩ thú y đáng lưu tâm phòng trị bệnh.

Lý do dẫn tới bệnh Parvo ở chó

Đầu tiên chúng ta phải hiểu được cơ chế hoạt động của Parvovirus trước đã mới có thể biết được tại sao chó của bạn lại mắc phải căn bệnh này.

  • Parvo là bệnh gây ra bởi các virus kí sinh ở niêm mạc đường tiêu hóa ruột, dạ dày và các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể vật nuôi. Sau khi virus xâm nhập vào đường tiêu hóa nó sẽ tấn công vào các niêm mạc đường ruột gây viêm dạ dày – ruột cấp tính dẫn đến tiêu chảy. Và virus xâm nhập vào máu làm mạch bạch huyết nhân lên trong các tế bào làm phá hủy bạch cầu, giảm bạch cầu dẫn tới suy giảm miễn dịch => tử vong nhanh chóng.
  • Virus gây bệnh ở vật chủ rồi theo phân thải ra ngoài môi trường. Nó có thể tồn tại bên ngoài từ 5-7 tháng tùy vào điều kiện môi trường. Virus có khả năng chịu nhiệt cao và miễn dịch với nhiều chất tẩy rửa thông thường nhưng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng.
  • Virus phát triển tốt nhất ở môi trường có nhiệt độ cao, thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều… Đây là thời điểm để phát tán bệnh nhanh nhất vì vậy những mùa này chó của bạn dễ mắc bệnh Parvo nhất.
  • Bệnh Parvo ở chó có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp từ chó ốm qua chó khỏe như sống chung cùng nhau, chơi cùng nhau.
  • Bệnh có thể lây qua đường thức ăn, nước uống ví dụ như rau sống, nước uống có chứa mầm bệnh bị chó khỏe ăn phải sẽ nhiễm bệnh.
  • Bênh Parvo ở chó lây trực tiếp qua phân như vô tình liếm phải phân rây vào thức ăn chẳng hạn

Dấu hiệu bệnh Parvo ở chó

Bệnh Parvo ở chó có biểu hiện trong khoảng từ 3-10 ngày kể từ khi mắc bệnh. Bệnh có những dấu hiệu điển hình và có thể quan sát được bằng mắt thường, chỉ cần bạn có một chút chuyên môn không khó để nhận ra chó có mắc bệnh Parvo hay không thông qua những dấu hiệu này:

Mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn

Đây là biểu hiện điển hình của bệnh Parvo ở chó, đầu tiên bạn sẽ thấy chó xuống tinh thần, chán ăn hay bỏ bữa nằm ủ rũ một chỗ không thích hoạt động thời gian dài sẽ có xu hưỡng nằm bò ra sàn nhà.

Niêm mạc nhợt nhạt, thiếu máu

Kiểm tra phần niêm mạc của chó sẽ thấy màu nhợt nhạt không có sức sống, kiểm tra niêm mạc bằng cách nhấn mạnh vào niêm mạc lợi sau 2 giây niêm mạc không trở lại bình thường đó là dấu hiệu của thiếu máu do xuất huyết dạ dày.

Sốt

Bệnh Parvo ở chó thường gây sốt ở mức nhiệt độ từ 40 đến 41ºC, sốt kéo dài khiến con vật chỉ nằm bệt một chỗ không muốn làm gì cả. Để biết chó của bạn có sốt hay không bạn có thể đo thân nhiệt bằng nhiệt kế hoặc đơn giản nhất đó là nhìn vào mũi của chúng. Nếu mũi khô hơi thở nặng nhọc nóng hổi đó là bị sốt rồi đấy.

Sụt cân

Hiện tượng sụt cân rất dễ nhận ra nếu bạn theo dõi chó thường xuyên vì chúng không ăn uống gì sức đề kháng giảm mạnh nên xuất hiện hiện tượng sụt cân.

Nôn mửa

Đây là một dấu hiệu khá điển hình của bệnh Parvo ở chó. Chú cún sẽ không ăn gì hoặc ăn rất ít dù là thức ăn hay nước nó cũng sẽ bị nôn ra không kiểm soát được. Khi gặp hiện tượng này bạn cần tiêm ngay thuốc chống nôn cho cún để bé dễ chịu hơn giảm tình trạng nôn mửa.

Đi phân ra máu có mùi tanh hôi

Khi bạn thấy chó của bạn đi phân ra máu tức có nghĩa rằng bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Để nhận biết phân chó có thật sự mắc bệnh Parvo hay không bạn hãy quan sát phân, phân lỏng, nhày, có màu đỏ hồng và có mùi rất tanh.

Bênh Parvo ở chó từ 6-20 tuần tuổi có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chó trưởng thành cũng sẽ bị mắc bệnh nhưng tỷ lệ mắc sẽ ít hơn rất nhiều vì sức đề kháng tốt hơn và cơ thể phát triển hoàn thiện hơn so với chó con.

Khi bạn phát hiện chó có những biểu hiện trên, để chắc chắn hơn bạn hãy dẫn bé đến khám thú y, ở đó các bác sĩ thú y sẽ sử dụng que test nhanh, phương pháp chẩn đoán Elisa hoặc xét nghiệm PCR lâm sàng để biết chính xác được chó của bạn có bị mắc parvo hay không và có hướng điều trị kịp thời.

Đối với một số phòng khám họ sẽ điều tra thông tin thú cưng như giống chó, tuổi, giới tính, lịch sử mắc bệnh và sổ tiêm phòng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan để không cần phải bối rối khi bị hỏi nhé.

Ngoài khám lâm sàng, lấy mẫu tiến hành các phản ứng Elisa hay PCR ra thì để chắc chắn hơn một số phòng khám sẽ tiến hành chụp X – quang tránh nhầm lẫn với những bệnh lý khác.

Cách phòng tránh lây nhiễm chéo bệnh Parvo ở chó

Khi chó của bạn có những dấu hiệu trên, bạn có thể có căn cứ nghi ngờ bé đã nhiễm bệnh Parvo và thực hiện cách ly bé ra khỏi đàn để tránh lây bệnh cho cả đàn. Thực hiện vô trùng sát khuẩn nơi ở và nơi bé cún của bạn đã tiếp xúc qua, cho cún ăn uống thanh đạm như cháo lỏng hoặc uống nước đường đặc biệt luôn giữ ấm cho cún và gọi ngay cho bác sĩ thú y để tiến hành điều trị.

Nuôi chó alaska thank pet
Nuôi chó alaska thank pet

Lưu ý khi phòng bệnh Parvo ở chó

  1. Luôn vệ sinh sạch sẽ chuồng, dụng cụ đựng thức ăn nước uống, đồ chơi mà chó của bạn hay sử dụng. Sát trùng khử khuẩn thường xuyên, định kỳ thay mới vật dụng cho chó tránh cho vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở.
  2. Kiểm tra sức khỏe cho chó định kỳ, tiêm phòng và luôn để tâm quan sát theo dõi tình trạng của chúng.
  3. Cho chó tắm nắng, tập thể dục hàng ngày như dạo chơi, chạy bộ để nâng cao sức đề kháng.
  4. Thức ăn cho chó phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh, tuyệt đối không cho ăn đồ ôi, thiu, mốc, hỏng, đồ ăn để lâu ngày đã lên men… không nên cho chó ăn thức ăn không rõ nguồn gốc.
  5. Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó, tiêm nhắc lại trong thời gian quy định để giảm thiểu số ca mắc bệnh.

Lưu ý khi điều trị bệnh Parvo ở chó

Bổ sung nước

Điều quan trọng nhất khi điều trị bệnh Parvo ở chó là phải kịp thời bổ sung nước và chất điện giải, trợ sức, trợ lực, tăng cường sức đề kháng chống nhiễm trùng kế phát.

Cách ly

Hãy cách ly ngay chú cún qua khu vực sach sẽ thoáng mát để tránh lây lan sang những con vật khác. Cũng như để cún có môi trường lý tưởng để điều trị bệnh thuận tiện.

Trợ lực, tăng sức đề kháng

Sau khi cách ly con vật ở nơi sạch sẽ thoáng mát, nhiệt độ ấm vừa phải và tiến hành điều trị triệu chứng cho con vật như:

  • Cho con vật uống Oresol để bổ sung nước và chất điện giải.
  • Trợ sức, trợ lực bằng Catosan, B-Complex.
  • Tiêm truyền tĩnh mạch bằng các dung dịch như Ringer Lactac, Glucoza 5%.
  • Chống nôn bằng cách tiêm Atropin hay Primeran liều tiêm dưới da.
  • Sử dụng thuốc cầm máu như Vitamin K, C.
  • Thuốc chống tiêu chảy như Imodium, ADP.
  • Tiêm kháng sinh chống bội nhiễm như Amoxicilin, Gentamycin,…

Đặc biệt lúc con vật có sức đề kháng giảm mà bị nhiễm bệnh các bạn cần lưu ý tuyệt đối điều trị triệu chứng, trợ sức trợ lực tăng sức đề kháng cho chó. Vậy chó mới mau khỏi bệnh được vì nếu sức đề kháng kém sẵn mà mắc bệnh thì thời gian tiến triển của bệnh sẽ diễn ra rất nhanh chóng.

6 việc cần làm khi chó bị bệnh Parvo

  1. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chó từ khi chỉ có những triệu chứng nhẹ nhất, thấy có dấu hiệu bất thường lập tức đem đến bác sĩ thú y để kịp thời xử lý.
  2. Nếu chó có biểu hiện biếng ăn thì đừng cố bón cho bé ăn thêm, không ép chó ăn uống để tránh hiện tượng nôn mửa mà bạn hãy động viên vuốt ve chơi đùa an ủi chúng.
  3. Không để chó nằm dài ra đất, hãy để bé dậy và đi lại lên tinh thần cho cún nhưng tuyệt đối không ép bé đi lại nhiều nhé vì như vậy rất dễ kích thích tình trạng nôn mửa xảy ra.
  4. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó vì khi có dấu hiệu bệnh chó sẽ hay nôn mửa hay tiêu chảy. Nên bạn phải luôn giữ cho chuồng nuôi sạch sẽ thoáng mát, sát trùng sau mỗi lần vệ sinh tránh việc virus tái nhiễm lại cho chó.
  5. Cách ly đàn chó ở một nơi riêng biệt tránh tiếp xúc lây nhiễm cho nhau, vô trùng các vật dụng cho chó nhiễm bệnh bằng dung dịch Cloramin B dung dịch chuyên dụng để vô trùng.
  6. Nhiệt độ trong phòng phải để cùng một mức nhiệt, không nên để nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Ví dụ nhiệt độ phòng có thể dao động khoảng 26 – 29 độ là hợp lý vì chó cần giữ ấm cơ thể, không được để chúng run rẩy vì lạnh hay thay đổi nhiệt độ thất thường sẽ dẫn tới hiện tượng stress sốc nhiệt dẫn tới tử vong.

Bệnh Parvo ở chó hay bị nhầm lẫn với bệnh nào

Nói đến bệnh Parvo ở chó thì ta sẽ nghĩ ngay đến những cụm từ như bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, sốt, tiêu chảy phân ra máu… Và những biểu hiện này cũng hoàn toàn trùng khớp với một căn bệnh đeo dai dẳng theo Parvo đó là Care.

Bạn sẽ chẳng phân biệt được hai bệnh này thông qua những triệu chứng lâm sàng hay biểu hiện của bệnh được vì nó quá giống nhau và rất dễ nhầm lẫn, điều duy nhất để phân biệt chính xác nhất hai bệnh này đó là xét nghiệm PCR khi đó bạn mới có hướng điều trị chính xác được.

Tuy hai bệnh này có cái tên khác nhau nhưng nhìn chung triệu chứng bệnh tích và hậu quả gây ra đều nặng như nhau, thậm chí bệnh Care còn có tỷ lệ tử vong cao hơn và diễn biến gây bệnh nhanh chóng hơn nên các bạn cần đặc biệt lưu ý nhé.

Nuôi chó alaska thank pet

Bạn sẽ làm gì để phòng tránh bệnh Parvo ở chó

Điều quan trọng nhất khi điều trị bệnh Parvo ở chó vẫn là phát hiện kịp thời. Chỉ cần bạn thấy những dấu hiệu nhẹ nhất cũng nên ngay lập tức đem tới bác sĩ thú y. Quá đó thăm khám làm xét nghiệm phát hiện kịp thời sẽ giảm thiểu được tỷ lệ tử vong của con vật xuống tới mức thấp nhất, vì bệnh Parvo ở chó thường tiến triển rất nhanh có thể chỉ mất khoảng vài giờ đồng hồ khi bạn thấy đi phân ra máu là đã khó cứu chữa rồi.

Thời gian để điều trị một ca bệnh Parvo ở chó có thể mất khoảng 5-7 ngày hoặc lâu hơn nữa. Tùy từng thể trạng và sức đề kháng của mỗi con vật, khuyến cáo các bạn không nên tự điều trị tại nhà vì khả năng chuyên môn không có. Nên không phát hiện được bệnh Parvo ở chó các dấu hiệu bệnh và điều trị chính xác kịp thời vậy nên biện pháp an toàn nhất vẫn là tới phòng khám thú y hoặc gọi thú y tại nhà nhé.

Bài viết này đã đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn phát hiện và điều trị kịp thời cho chú cún của mình nếu bị mắc Parvo. Nếu có vấn đề gì thắc mắc có thể gửi mail liên hệ chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian sớm nhất.

Hãy chia sẻ những kiến thức, thông tin này tới bạn bè cùng nuôi cún nhé. Họ sẽ rất biết ơn bạn đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *