Cách chăm sóc chó Phốc Chuột khi mang thai

Chó Phốc Chuột Thank pet

Chó Phốc Chuột là loài cảnh khuyển được nuôi khá nhiều ở nước ta hiện nay. Trong đó phổ biến là ở 2 thành phố lớn HCM và Hà Nội. Giống chó đáng yêu này có kích thước nhỏ nhất trong các loại chó. Do đó đòi hỏi người nuôi phải có những kiến thức và kĩ năng chăm sóc cơ bản để đảm bảo cho chúng được phát triển toàn diện.

Đặc biệt là đối với những chú chó Phốc Chuột đang mang thai, việc chăm sóc yêu cầu phải thận trọng hơn bởi trong quá trình này Phốc Chuột gặp khá nhiều khó khăn và nguy hiểm. Vậy làm sao để chăm sóc cho chó Phốc Chuộc mang thai được khỏe mạnh. Hãy cùng THANK PET lưu lại những hướng dẫn về cách chăm sóc cho chó Phốc Chuột mang thai đúng cách ngay sau đây nhé.

Thế nào là chó Phốc Chuột?

Chó Phốc Chuột là sản phẩm lai tạo giữa 2 loài chó, đó là chó Sục và chó Chihuahua. Kế thừa những đặc điểm di truyền của đời bố mẹ nên dòng chó này có dáng vẻ cực kỳ nhỏ. Chúng có kích thước khiêm tốn với chiều cao trung bình dưới 25cm và cân nặng từ 3kg đổ xuống.

Đặc điểm nổi bật của chó Phốc Chuột

Chó Phốc Chuột hay chó Phốc Hươu? Bạn đã từng có sự nhầm lẫn giữa 2 giống chó này chưa? Phốc Chuột là anh em gần và có vẻ ngoài cũng khá là giống với Phốc Hươu. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, cho dù là một người nuôi chó lâu năm thì bạn cũng có khả năng bị nhầm giữa chúng. Đặc biệt là khi còn nhỏ, chó Phốc Chuột và Phốc Hươu lại càng khó phân biệt.

Cho đến khi phát triển đến giai đoạn từ 3-4 tháng tuổi, thì 2 chú chó này sẽ có những đặc điểm nhận dạng khác nhau giúp bạn dễ dàng nhận biết chúng hơn. Cùng THANK PET điểm qua một vài đặc điểm của em chó Phốc Chuột này nhé:

  • Chó Phốc Chuột có chiếc lưng hơi cong và không được thẳng, thân hình nhỏ bé nên có phần không được oai vệ như Phốc Hươu.
  • Khuôn mặt ngắn nhọn, đôi mắt to tròn cùng một chiếc mũi rất nhạy bén trong việc đánh hơi tìm đồ vật.
  • Vẻ ngoài của chó Phốc Chuột cũng khá cân đối, phần vai và hông cao bằng nhau khi đứng. Tuy nhiên thì các hoạt động và cử chỉ của các em này sẽ chậm chạp hơn so với Phốc Hươu.
  • Phốc Sóc sở hữu một đôi tai dựng đứng cực thính và tiếng sủa thanh. Đây là một điểm cộng rất lớn trong việc nghe ngóng, cảnh giác với những điều lạ đang tiếp cận gần với khu vực xung quanh nhà bạn.

Tính cách của chó Phốc Chuột

Chó Phốc Chuột mang trong mình những đặc điểm chung về tích cách của giống chó Phốc. Theo đó, chúng có tính cách thân thiện hiền lành, sống tình cảm và rất trung thành với chủ nhân của mình.

Trái ngược với thân hình nhỏ bé, chó Phốc Chuột lại tỏ ra khá thông minh, linh hoạt và nhanh nhẹn. Ngoài ra chúng còn rất can đảm, mạnh mẽ và có khả năng canh giữ nhà rất tốt. 

Chó Phốc Chuột năng động, ưa thích vận động vì vậy một khi đã quyết định nuôi em nó thì bạn phải đảm bảo cho chúng một không gian sống rộng rãi thoải mái, tránh nuôi nhốt ở những nơi chật hẹp. Bạn cũng nên dành thời gian thường xuyên dẫn các em cún đi dạo bên ngoài để chúng được thỏa thích vui chơi chạy nhảy nhé!

Chăm sóc chó Phốc Chuột khi mang thai

Chó Phốc có một điểm đáng chú ý so với các loài chó khác đó là khá nhạy cảm. Độ nhạy cảm của chúng sẽ thể hiện rõ ràng hơn trong những ngày mang thai.

Giai đoạn mang thai chó Phốc Chuột sẽ gặp nhiều rủi ro về sức khỏe cũng như tính khí của các bé cũng thất thường trở nên “khó ở”. Chính vì vậy, bạn sẽ có thể vất vả hơn trong quá trình chăm sóc nếu như còn vụng về, không nắm rõ được những dấu hiệu của từng giai đoạn.

Dấu hiệu cho thấy chó Phốc mẹ sắp sinh

Thời điểm chó Phốc sinh con, bạn hoàn toàn có thể dự đoán được. Thông thường chu kỳ thai sản của chó Phốc dao động trong khoảng từ 57-68 ngày kể từ ngày giao phối. Do vậy, chỉ cần nắm được ngày giao phối là bạn có thể biết được thời gian sinh của các bé.

Tuy nhiên, ngày sinh của các bé có thể bị lệch so với dự đoán, có thể là đến sớm hơn hoặc muộn hơn chút. Vì vậy để làm chủ được quá trình thì ở những ngày cuối của kỳ thai sản, bạn cần thường xuyên chú ý quan sát để sớm phát hiện những dấu hiệu sắp sinh dưới đây:

  • Chó Phốc mẹ bắt đầu tiết ra sữa non có màu trắng đục trong khoảng 24 giờ trước khi đẻ
  • Chó Phốc mẹ tỏ ra mệt mỏi, ít ăn hơn hoặc bỏ bữa, đi vệ sinh nhiều lần do bàng quan bị thai chèn ép.
  • Nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới mức 37 độ C thì các bé có thể sinh trong vòng chưa đầy 24 giờ. Bạn hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhé.
  • Từ 2-4h trước sinh, chó mẹ sẽ kêu rên ư ử vì những cơn đau dồn dập kéo đến. Nhịp thở bắt đầu tăng mạnh, tiếng thở gấp và nặng nề, tim cũng đập nhanh hơn.
  • Chó Phốc mẹ bồn chồn, cuốn cuốn đi đánh hơi xung quanh để tìm ổ đẻ.
  • Chó con trong bụng đạp mạnh và liên tục, có xu hướng quay đầu về phía xương chậu.
Lưu ý: Trong trường hợp nước ối chảy mà bạn vẫn chưa thấy chó con ra thì đây là một dấu hiệu nguy hiểm. Vì vậy bạn hãy nhanh chóng gọi cho bác sĩ thú y để có phương pháp can thiệp kịp thời để hạn chế rủi ro mất cả mẹ lẫn con..

Bạn hãy để ý đến những dấu hiệu trên để có thể chuẩn bị tốt tinh thần là một người hộ sinh cũng như các vật dụng cần thiết cho việc sinh nở của chó Phốc Chuột nhé.

Vật dụng cần chuẩn bị khi chó Phốc Chuột sinh nở

Những vật dụng cần chuẩn bị khi chó Phốc Chuột sinh nở bao gồm những thứ sau:

  • Một căn phòng kín, sạch sẽ, ấm áp và không có gió lùa vào trong. Nếu chó bạn sinh vào lúc trời lạnh thì cần chuẩn bị thêm lò sưởi.
  • Một chiếc nhiệt kế hoặc máy bắn
  • Thùng giấy các tông hoặc một cái giường để làm ổ sinh cho Phốc Chuột
  • Vài tấm vải sạch, ga trải giường hoặc báo cũng được để lót ổ
  • Khăn bông để làm sạch cho chó con và chó mẹ sau sinh
  • Kéo nhỏ, chỉ, cồn y tế, găng tay, nước muối loãng
  • Chuẩn bị một ít thức ăn loãng và nước uống cho chó mẹ để bổ sung thêm sinh lực

Ngoài ra, nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ thì hãy lưu sẵn số điện thoại của bác sĩ thú ý đề phòng trường hợp khẩn cấp. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì chó Phốc Chuột có khả năng tự sinh rất cao, tỷ lệ sinh thành công lên tới 98%.

Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chó Phốc mang thai

Một chế độ dinh dưỡng tươi, sạch, đầy đủ trong thời điểm chó Phốc Chuột mang thai rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn hãy tự lên thực đơn và nấu ở nhà tương tự như cách nấu thức ăn cho chó Poodle.

THANK PET biết rằng, hầu hết các bạn sẽ có xu hướng cho cún cưng ăn nhiều trong thời gian mang thai. Tuy nhiên thì việc này sẽ rất có hại cho sức khỏe và dẫn đến hiện tượng khó sinh, ảnh hưởng cả mẹ lẫn bé. Bạn hãy nhớ rằng dù ở bất kỳ giai đoạn nào, lượng thức ăn nạp vào quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng không tốt đến các bé.

Ở tháng đầu tiên của thai kỳ

Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, chó Phốc Chuột sẽ có hiện tượng bị ốm nghén. Tùy vào thể chất của từng bé mà tình trạng này có thể nặng hoặc nhẹ.

Giai đoạn này, do lượng hoóc-môn thay đổi cho nên những chú chó Phốc Chuột sẽ ngủ nhiều hơn kèm theo đó là ít ăn, mệt mỏi và thường xuyên nôn mửa. Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng tự nhiên và chúng sẽ tự hết sau khoảng 1 tháng. Nên bạn cũng đừng quá lo lắng nghĩ rằng bé bị ốm mà tự dùng thuốc, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi đó nhé.

Theo đó, bạn hãy cung cấp cho các bé những loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa như cháo nấu với thịt băm và rau củ hoặc ninh với nước hầm xương. Thực tế thì giai đoạn này thể trạng của chó mẹ vẫn chưa có sự biến đổi đáng kể nên bạn vẫn có thể yên tâm cho bé ăn theo thực đơn cũ là được.

Trong trường hợp chó của bạn ốm nghén quá nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý về cách chăm sóc chó Phốc Chuột đang mang thai để đảm bảo sức khỏe cho chúng.

Ở tháng thứ hai của thai kỳ

Bước qua tháng thứ hai của thai kỳ, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng do đó nhu cầu về dinh dưỡng cũng như lượng thức ăn của chó mẹ tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên bạn không được chiều mà cho bé ăn quá nhiều tránh tình trạng béo phì. Bạn hãy điều chỉnh tăng thêm khoảng 25-30% lượng thức ăn so với mức ăn thường ngày là được.

Ngoài việc cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng như hải sản, thịt, trứng, rau… bạn nên bổ sung thêm lượng lớn protein và canxi cho chó mẹ để chó con được phát triển đầy đủ. Bạn có thể tìm thấy protein trong các loại thịt, đặc biệt là thịt bò và canxi trong sữa chuyên dụng cho chó mang thai hoặc từ các thực phẩm chức năng.

Như đã nhấn mạnh ở trên, đừng cố gắng cho các bé ăn nhiều trong một bữa, thay vào đó bạn hãy chia nhỏ ra thành nhiều bữa ăn.

Trước khi sinh 24–48 giờ

Trước khi sinh 1-2 ngày có thể nói là khoảng thời gian khó khăn nhất trong quá trình chăm sóc cho chó Phốc mẹ. Lúc này chó mẹ thường rất đau đớn nên chúng ăn rất ít thậm chí là bỏ ăn. Do đó, bạn nên nấu cháo loãng với thịt và rau củ cho bé, bạn cố dỗ dành bé ăn.

Nếu chó của bạn không chịu hợp tác, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để bổ sung dinh dưỡng cho các bé bằng cách truyền dịch. Phương pháp này có thể đảm bảo an toàn về sức khỏe của cả hai mẹ con cún cưng trước khi sinh.

Lưu ý: Trong suốt quá trình mang thai, trọng lượng cơ thể của chó Phốc Chuột chỉ nên tăng từ 20-25% so với lúc ban đầu thôi nhé. Nếu tăng ít hơn hoặc vượt quá mức, điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của chó mẹ và thai nhi trong bụng.

Chế độ vận động cho chó Phốc mang thai

Vấn đề vận động cho chó Phốc chuột trong thời kỳ thai sản rất là cần thiết. Ngoài hữu ích cho việc giải phóng năng lượng tốt cho sức khỏe còn giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì và giúp dễ dàng sinh nở hơn.

Như bạn đã biết thì Phốc Chuột rất năng động và thích vui chơi, tuy nhiên bạn cần phải lựa chọn những bài vận động nhẹ nhàng như: đi dạo, chạy nhảy nhẹ… không được để các bé hoạt động với cường độ cao. Vì việc này có thể khiến cho mẹ bị động thai, nguy hiểm hơn là sảy thai.

Bạn nên cho các bé vận động nhẹ thường xuyên, mỗi ngày bạn hãy dành ít nhất 30 phút dẫn các bé đi dạo chơi. Chỉ khi nào có yêu cầu của bác sĩ thú y thì bạn mới nên để cho cún cưng nằm yên một chỗ.

Nếu bình thường bạn cho chó Phốc Chuột ngủ trên giường thì khi mang thai bạn hãy đảm bảo chúng được nằm ở một nơi có chiều cao phù hợp, đề phòng trường hợp các bé bị ngã ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra bạn nên cách ly những chú chó đực ra khỏi chó mẹ ở tuần thứ 5 của thai kỳ.

Chăm sóc sức khỏe cho chó Phốc mang thai

Để sức khỏe của chó mẹ trong quá trình mang thai được ổn định nhất, bạn cần cho các bé đi thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Khi đó thể trạng của chó mẹ lẫn thai nhi sẽ được theo dõi sát sao. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp hướng dẫn chăm sóc chó Phốc Chuột mang thai tốt nhất.

Việc thăm khám cũng giúp bạn sớm phát hiện ra những vấn đề ở thai nhi giúp nhanh chóng xử lý mà không gây ảnh hưởng đến chó mẹ.

Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được tự ý cho chó Phốc mẹ uống thuốc hay những loại thực phẩm khác mà chỉ dùng theo chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ thú ý..

Dấu hiệu nguy hiểm trong quá trình sinh nở của chó Phốc Chuột

Quá trình mang thai và sinh sản sẽ xảy ra rất nhiều tình huống rủi ro khó lường trước. Nên từ lúc chó mẹ bắt đầu chuyển dạ cho đến khi sinh xong, bạn cần phải ở bên cạnh bé liên tục để quát sát tình hình. Bạn hãy lập tức gọi cho bác sĩ thú ý nếu các bé có những dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Quá trình chuyển dạ kéo dài từ 12-18 tiếng mà chó Phốc mẹ vẫn không sinh được.
  • Chó mẹ chảy nhiều nước ối trong quá trình chuyển dạ mà chó con vẫn chưa ra.
  • Trường hợp bạn chắc chắn rằng trong bụng chó mẹ vẫn còn chó con mà sau khi con đầu tiên ra đời nhưng hơn 4 giờ trôi qua vẫn không có thêm một bé nào khác nữa.
  • Chó mẹ không chịu rặn đẻ, chó con bên trong cũng không quay đầu.
  • Máu chảy bất thường trong quá trình sinh con.
Chó Phốc Chuột Thank pet

Lưu ý khi chăm sóc chó Phốc Chuột mang thai

Để giúp cho quá trình chăm sóc chó Phốc chuột trong quá trình mang thai được thuận lợi và an toàn hơn. THANK PET sẽ đề xuất cho bạn những điều quan trọng cần lưu ý như sau:

  • Bạn không được tự ý cho chó mẹ uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Bạn nên đưa chó Phốc đi siêu âm và thăm khám định kỳ để có thể theo dõi được tình trạng của chó mẹ và thai nhi.
  • Bạn hãy đảm bảo cho cún cưng một ổ đẻ sạch sẽ, tránh các loại vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên giữ vệ sinh và tắm rửa thơm tho cho các bé nhé.
  • Thức ăn cung cấp cho chó mẹ phải luôn tươi ngon, sạch sẽ đầy đủ chất dinh dưỡng và không được để lại thức ăn thừa.
  • Bạn có thể túc trực bên cạnh chó Phốc mẹ nhưng không được vuốt ve chúng. Khi cảm thấy thoải mái, chó mẹ sẽ ỷ lại và không chịu rặn để nữa. Điều này sẽ rất nguy hiểm.
  • Nếu sau khi sinh, chó mẹ có thể tự cắn dây rốn và liếm được chó con thì bạn đừng can thiệp. Trường hợp chó mẹ ăn nhau thai thì cứ để chúng ăn vì đó là điều rất tự nhiên và không có gì ảnh hưởng cả.
  • Khi chó mẹ có dấu hiệu không thể sinh tiếp các bé tiếp theo sau bé đầu tiên, bạn có thể cho chúng uống một liều thuốc kích sinh oxytocin. Tuy nhiên bạn chỉ cho dùng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Có thể chăm sóc được chó Phốc Chuột trong quá trình mang thai một cách hiệu quả, bạn phải bỏ ra nhiều công sức và cần lưu ý nhiều vấn đề. Hy vọng với những thông tin hướng dẫn cách chăm sóc chó Phốc Chuột mang thai đúng cách trong bài viết này hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn có những thắc mắc xin hãy liên hệ với chuyên trang để được giải đáp sớm bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *